Trang chủ

Luật doanh nghiệp

Luật kế toán

Tư vấn doanh nghiệp

Tra cứu MST

Kinh doanh

Thư viện online

Tin tổng hợp

Liên hệ

Đăng tin miễn phí

Nộp thuế điện tử là gì? Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp

5.0/5 (1 votes)
- 16

Hiện nay việc nộp thuế của doanh nghiệp đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều với hình thức nộp thuế điện tử. Việc kê khai và nộp thuế thông qua mạng điện tử giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tiện lợi và xác nhận kết quả giao dịch nộp thuế tức thời.

Nộp thuế điện tử

Vậy nộp thuế điện tử là gì? Cách thức nộp thuế qua mạng điện tử như thế nào? Luật doanh nghiệp sẽ hướng dẫn các bạn cách nộp thuế điện tử chi tiết qua bài viết dưới đây.

1. Nộp thuế điện tử là gì?

Nộp thuế điện tử là hình thức người nộp thuế kê khai và nộp thuế vào ngân sách Nhà nước thông qua Cổng thông tin của Cơ quan thuế mà không cần phải đến trưc tiếp Cơ quan thuế. Đối với người nộp thuế việc nộp thuế điện tử mang đến rất nhiều lợi ích như: tiết kiệm thời gian, đơn giản hóa các thủ tục, chỉ cần có kết nối Internet là có thể thực hiện nộp thuế điện tử một cách nhanh chóng. 

Ngoài ra, việc này còn mang lại lợi ích cho các Cơ quan thuế mà cho cả các Ngân hàng thương mại.

1.1 Điều kiện nộp thuế điện tử

  • Để có thể nộp thuế điện tử người nộp thuế cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
  • Là tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động và đã được cấp mã số thuế/mã số doanh nghiệp.
  • Có chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp, vẫn còn hiệu lực.
  • Thiết bị sử dụng đăng ký có kết nối internet, địa chỉ thư điện tử liên lạc ổn định với Cơ quan thuế.
  • Có tài khoản tại Ngân hang thương mại được liên kết và cung cấp dịch vụ bởi Tổng cục thuế, đồng thời thuộc địa bàn quản lý của Tổng cục Thuế, Chi cục Thuế toàn quốc...

1.2 Hướng dẫn cách nộp thuế điện tử

Để nộp thuế qua mạng điện tử người nộp thuế cần truy cập vào địa chỉ chính thức của trang thuế điện tử http://thuedientu.gdt.gov.vn và tiến hành theo các bước như sau:

a) Bước 1: Đăng nhập vào hệ thống trang thuế điện tử

  • Đầu tiên, bạn tiên cần cắm USB Token vào máy tính, sau đó truy cập vào trang web thuế điện tử Việt Nam http://thuedientu.gdt.gov.vn
  • Tại mục Đăng nhập hệ thống, lựa chọn mục “Doanh nghiệp”
  • Tiếp theo chọn ô “Đăng nhập” ở góc bên phải trên cùng màn hình. Đăng nhập bằng tài khoản chữ ký số bạn đã đăng ký và thêm đuôi – QL.

b) Bước 2: Lập giấy nộp tiền

Tại menu “Nộp thuế” chọn chức năng “Lập giấy nộp tiền”

c) Bước 3: Chọn loại tiền và tài khoản ngân hàng dùng để nộp thuế

d) Bước 4: Chọn Tài khoản ngân hàng sẽ nhận tiền thuế

Lưu ý, bạn cần chọn ngân hàng thương mại ủy nhiệm thu cùng ngân hàng đơn vị sử dụng.

e) Bước 5: Chọn Kỳ nộp thuế

Người nộp thuế chọn kỳ nộp thuế mà mình muốn nộp. Sau đó ấn “Tiếp tục” để đưa thông tin lên Giấy nộp tiền

f) Bước 6: Chọn mục thuế, loại thuế muốn nộp

g) Bước 7: Điền Ghi chú, Số tiền, Mã chương

Sau khi lập xong nộp dung nộp thuế, ấn Hoàn thành.

h) Bước 8: Ký và nộp

- Kiểm tra lại toàn bộ thông tin, cắm chữ ký số sau đó ấn Ký và nộp.

Nếu trên màn hình xuất hiện dòng chữ trạng thái nộp thuế thành công quá trình nộp thuế điện tử hoàn tất.

1.3 Quy định xử phạt nộp thuế chậm

Doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện hoạt động kê khai và nộp thuế theo quy định trong thời hạn cụ thể. Vì thế, nếu doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế và nộp thuế chậm sẽ bị xử phạt theo quy định của Pháp luật.

  • Mức tính tiền nộp chậm bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế nộp chậm.
  • Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.

Trường hợp sau 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế, tiền phạt còn nợ và số ngày chậm nộp.

2. Các loại thuế doanh nghiệp cần phải nộp

Mỗi doanh nghiệp sau khi thành lập sẽ được cấp mã số doanh nghiệp. Mã số này cũng đồng thời là mã số thuế. Và doanh nghiệp phải có nghĩa vụ đóng 4 loại thuế chính gồm: Lệ phí môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.

2.1 Lệ phí môn bài

Thuế môn bài hay lệ phí môn bài là một sắc thuế trực thu mà doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức... phải nộp khi đăng ký hoạt động kinh doanh. Đây là loại thuế được thu hằng năm.

Căn cứ Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, mức thu lệ phí môn bài được quy định đối với doanh nghiệp như sau:

  • Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 03 triệu đồng/năm
  • Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 02 triệu đồng/năm
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 01 triệu đồng/năm.

Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 hàng năm.

2.2 Thuế Giá trị gia tăng ( thuế GTGT)

Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá và dịch vụ. Phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ.

Hiện nay, có 2 cách tính thuế GTGT là: Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.

Các doanh nghiệp có doanh thu 1 tỷ trở lên bắt buộc phải kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Các doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ nếu muốn vẫn có thể đăng ký để được kê khai theo phương pháp này.

Các doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ sẽ kê khai theo phương pháp trực tiếp, trừ những doanh nghiệp đăng ký tự nguyên theo phương pháp khấu trừ.

a) Công thức tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

b) Công thức tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa * Thuế suất GTGT của hàng hóa đó

2.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Hiện nay có 2 công thức tính thuế TNDN là:

a) Thuế Thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp bình thường

Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN

b) Trường hợp, doanh nghiệp có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ 

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KHCN) x thuế suất thuế TNDN

2.4 Thuế thu nhập cá nhân

Thuế TNCN là thuế trực thu, tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh.

Thuế TNCN được tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm. Thuế thu nhập cá nhân của người kinh doanh được tính theo công thức sau:

Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu x Thuế suất

3. Công ty tư vấn kế toán thuế Tân Thành Thịnh

Tân Thành Thịnh là công ty với hơn 19 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thành lập doanh nghiệp,  kế toán dịch vụ, dịch vụ làm báo cáo thuế.  Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn vững vàng, chúng tôi cam kết đem đến cho khách hàng dịch vụ kế toán tại tphcm tốt nhất với chi phí hợp lý.


a) Dịch vụ kế toán thuế của Tân Thành Thịnh

Tân Thành Thịnh cung cấp đầy đủ các dịch vụ kế toán thuế: dịch vụ kế toán thuế theo tháng, dịch vụ kế toán theo quý, dịch vụ kế toán thuế trọn gói, dịch vụ nộp thuế. Tùy theo gói dịch vụ doanh nghiệp lựa chọn mà Tân Thành Thịnh sẽ thực hiện đầy đủ các công việc sau:

- Tư vấn về chính sách thuế

  • Kê khai thuế – nộp thuế – hoàn thuế – quyết toán thuế – miễn giảm thuế – hóa đơn – chứng từ – khiếu nại – tố cáo – thanh tra kiểm tra – xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuế
  • Tư vấn, soạn hồ sơ theo mẫu của cơ quan thuế
  • Đứng tên kế toán trưởng, mua hóa đơn, sổ sách kế toán
  • Gặp gỡ và giải trình hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan thuế
  • Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng.
  • Báo cáo hóa đơn, chứng từ của hàng hóa, dịch vụ mua vào.
  • Báo cáo hóa đơn, chứng từ của hàng hóa, dịch vụ bán ra.
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
  • In báo cáo mang đến tận nơi doanh nghiệp ký và nộp tại chi cục thuế Quận/Huyện.
  • Thông báo số thuế GTGT phải nộp trong kỳ cho doanh nghiệp.
  • Cân đối, kiểm tra chứng từ hóa đơn mua vào – bán ra.

- Thực hiện dịch vụ – Viết sổ sách kế toán và quyết toán thu

  • Hạch toán và ghi chép sổ sách kế toán bàng phần mềm kế toán
  • Giải quyết vướng mắc phát sinh, tổ chứng lưu trưc chứng từ
  • Báo cáo xuất nhập tồn kho, vật tư, hàng hóa, sản phẩm
  • Bảng cân đối kế toán. Kết quả kinh doanh tháng/quý/năm
  • Quyết toán thuế TNDN

Ngoài ra, Tân Thành Thịnh còn cung cấp các dịch vụ như: dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp, dịch vụ kế toán trưởng, dịch vụ bảo hiểm xã hội…

b) Tân Thành Thịnh cam kết

  • Thực hiện đầy đủ những công việc cần thiết với cơ quan thuế. 
  • Dịch vụ chuyên nghiệp, hoàn thành công việc đúng thời hạn và đúng pháp luật
  • Được sự hỗ trợ tận tình từ chuyên viên kế toán
  • Chi phí hợp lý, được trao đổi ngay từ đầu.

Trên đây là bài viết về Nộp thuế điện tử, hi vọng sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu bạn còn thắc mắc gì về nộp thuế qua mạng hoặc đang tìm kiếm một công ty dịch vụ kế toán uy tín thì liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ nhé.

>> Các bạn xem thêm  thuế nhà thầu là gì

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM

SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888

Email: lienhe@tanthanhthinh.com

www.luatdoanhnghiepvn.com 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN