Trang chủ

Luật doanh nghiệp

Luật kế toán

Tư vấn doanh nghiệp

Tư vấn thuế kế toán

Tra cứu MST

Kinh doanh

Thư viện online

Liên hệ

Luật doanh nghiệp

5.0/5 (2 votes)

Mọi công ty được thành lập đều phải tuân thủ theo pháp luật, đặc biệt là luật doanh nghiệp để có thể vận hành và phát triển đúng hướng. Chính vì thế việc tìm hiểu Luật doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết.

Luật doanh nghiệp là gì?

Vậy Luật doanh nghiệp là gì? Vai trò và ý nghĩa của Luật doanh nghiệp như thế nào? Cùng Tân Thành Thịnh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Luật doanh nghiệp là gì?

Luật doanh nghiệp (còn được gọi là luật kinh doanh hoặc luật công ty) là văn bản luật chứa đựng có hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về những điều kiện, trình tự thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.


a) Luật doanh nghiệp có khi nào?

- Luật Công ty 1990 và Luật doanh nghiệp tư nhân 1990 là những văn bản pháp lý đầu tiên quy định về việc thành lập và hoạt động của các chủ thể kinh doanh thuộc thành phần kinh tế tư nhân. Lúc này, khối kinh tế tư nhân được pháp luật quy định gồm các loại hình: Công ty TNHH, Công ty cổ phần (theo Luật Công ty 1990) và Doanh nghiệp tư nhân (theo Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990).

Điều có hiệu lực từ 15/4/1991, nhưng phải đến năm 1992 Quốc hội mới ban hành hiến pháp mới, công nhận công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật. Từ đó, Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty mới thực sự đi vào hoạt động chính thức.

- Năm 1999, Luật doanh nghiệp ra đời trên cơ sở hợp nhất hai đạo Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty 1990.

Luật doanh nghiệp năm 1999 ra đời trên cơ sở hợp nhất hai đạo Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty 1990.

- Đến năm 2005, Luật doanh nghiệp tiếp tục những cải cách quan trọng để phù hợp với tình hình hình xã hội và nhu cầu phát triển kinh tế. Cải cách quan trọng của luật là thống nhất các quy định về tổ chức quản lý các loại hình doanh nghiệp, khắc phục những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật hiện hành về doanh nghiệp.

Luật Doanh nghiệp 2005 đã kế thừa và phát huy tinh thần của Luật Doanh nghiệp năm 1999, tiếp tục mở rộng quyền tự do kinh doanh, rút ngắn thời gian đăng ký doanh nghiệp, cho phép thành lập công ty TNHH MTV do cá nhân làm chủ, hoàn thiện quy định về quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế.

Năm 2014, Luật doanh nghiệp tiếp tục được soạn thảo và thông qua với nhiều thay đổi đột phá về quyền kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, cải cách con dấu, bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, dễ dàng trong tái cơ cấu doanh nghiệp.

- Gần đây nhất, Quốc hội đã vừa thông qua Luật doanh nghiệp năm 2020 số 59/2020/QH14 ngày 17/6/2020. Theo đó Luật doanh nghiệp năm 2020 sẽ có hiệu lực pháp luật từ 01/01/2021. Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực sẽ thay thế và làm chấm dứt hiệu lực của Luật doanh nghiệp năm 2014.

b) Đối tượng áp dụng của Luật doanh nghiệp

Đối tượng của Luật doanh nghiệp là: 

- Các doanh nghiệp.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp.

c) Vai trò và ý nghĩa của Luật doanh nghiệp

Luật doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng được thể hiện qua các điểm sau:

  • Thông qua Luật doanh nghiệp, Nhà nước đã thể chế hoá các đường lối, chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng thành các quy định pháp lý có tính chất bắt buộc chung đối với các chủ thể của Luật kinh doanh.
  • Luật doanh nghiệp tạo hành lang pháp lý thuận lợi để khuyến khích tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào kinh doanh nhằm tăng nguồn vốn kinh doanh, mở rộng các hoạt động kinh doanh, các hình thức tổ chức kinh doanh, các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Thông qua đó thúc đẩy nền kinh tế ổn định và tăng trưởng.
  • Luật doanh nghiệp là cơ sở pháp lý xác định địa vị pháp lý cho các chủ thể kinh doanh với đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý của nó
  • Luật doanh nghiệp điều chỉnh các hành vi kinh doanh của các chủ thể kinh doanh, đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra lành mạnh.
  • Luật doanh nghiệp quy định các vấn đề tài phán trong kinh doanh, quy định trình tự, thủ tục, các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh vừa bảo đảm được quyền tự định đoạt của các chủ thể kinh doanh vừa đảm bảo nguyên tắc pháp chế XHCN.
  • Luật doanh nghiệp quy định điều kiện và trình tự thủ tục giải quyết việc phá sản doanh nghiệp, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ nợ, doanh nghiệp mắc nợ và các bên có liên quan; thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả và bảo đảm trật tự kỷ cương trong hoạt động kinh tế và trật tự xã hội.

c) Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp

Theo Luật doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ như sau:

- Quyền của doanh nghiệp

  • Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
  • Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
  • Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
  • Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
  • Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
  • Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
  • Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
  • Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
  • Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
  • Quyền khác theo quy định của pháp luật.

- Nghĩa vụ của doanh nghiệp

  • Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
  • Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
  • Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
  • Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
  • Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Tư vấn luật cho doanh nghiệp

Mỗi ngày tại Việt Nam có hàng nghìn doanh nghiệp mới thành lập với nhiều lĩnh vực  kinh doanh khác nhau. 

Chắc chắn rằng, song song với việc thành lập doanh nghiệp cũng như các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sẽ gặp phải không ít những vướn mắc liên quan   đến Luật doanh nghiệp và cần sự tư vấn từ các Luật sư như: Quy định của pháp luật về lĩnh vực kinh doanh, quy trình quản trị nội bộ của doanh nghiệp, tranh chấp với các bên…vv. Lúc này việc sử dụng dịch vụ tư vấn luật cho doanh nghiệp thực sự cần thiết để giúp doanh nghiệp tháo gỡ những vấn đề khó khăn.


2.1  Dịch vụ tư vấn luật cho doanh nghiệp gồm những gì?

Tùy theo nhu cầu của mỗi doanh nghiệp mà sẽ có dịch vụ tư vấn luật phù hợp. Dưới đây là những vấn đề mà dịch vụ tư vấn luật có thể giúp doanh nghiệp.

a) Tư vấn luật doanh nghiệp cho công ty mới thành lập

Đối với các doanh nghiệp chuẩn bị thành lập công ty mà không biết những quy định về việc thành lập công ty như thế nào thì có thể nhờ tư vấn các vấn đề sau:

– Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng;

– Tư vấn về ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ công ty như thế nào để quyền được tối đa nhất và hạn chế tối thiểu rủi ro cho doanh nghiệp;

– Tư vấn về thành viên/cổ đông góp vốn, tỷ lệ sở hữu vốn để phù hợp và hạn chế những tranh chấp phát sinh không cần thiết;

– Tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp, đặt dấu, công bố dấu, công bố thông tin thành lập doanh nghiệp;

– Tư vấn xây dựng điều lệ công ty đúng luật và thỏa mãn ý chí của cổ đông/thành viên góp vốn;

– Tư vấn về các vấn đề sau khi thành lập doanh nghiệp như chữ ký số, hóa đơn điện tử, đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử…vv;

– Tư vấn các vấn đề phát sinh khác của doanh nghiệp trong quá trình thành lập;

b) Tư vấn Luật doanh nghiệp đã đi vào hoạt động kinh doanh

Với những doanh nghiệp đã đi vào hoạt động lâu cũng khó tránh khỏi gặp phải những vấn đề vướn mắc về Luật doanh nghiệp. Những vấn đề cần được tư vấn là:

- Tư vấn thay đổi về đăng kí kinh doanh, chuyển loại hình hoạt động…thay đổi thông tin về doanh nghiệp, tăng giảm vốn điều lệ.

– Tư vấn giải quyết tranh chấp pháp lý giữa cá nhân và tổ chức; tranh chấp giữa các thành viên/cổ đông;

–  Những thay đổi về nhân sự liên quan đến pháp luật như: người đại diện, chức danh người đại diện đã được bổ nhiệm trước đó, cổ đông công ty, thông tin riêng của mỗi thành viên…

– Tư vấn xây dựng quản trị nội bộ doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật như xây dựng đăng ký nội quy lao động, quy chế hoạt động của công ty… 

– Tư vấn xây dựng hợp đồng lao động; tư vấn bảo hiểm xã hội, tư vấn bảo hiểm y tế, thỏa ước lao động tập thể…vv

– Tư vấn bầu hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, các chức danh trong hội đồng quản trị, hội đồng thành viên công ty…vv;

– Tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp, giải quyết các vấn đề người lao động khi cổ phần hóa,

– Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, tranh chấp tại Tòa án, trọng tài với tư cách là nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi liên quan…

c) Tư vấn luật doanh nghiệp liên quan đến tổ chức lại doanh nghiệp

– Tư vấn Thủ tục tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp

– Tư vấn Thủ tục giải thể doanh nghiệp;

– Tư vấn thủ tục tuyên bố phá sản của doanh nghiệp

– Tư vấn chuyển đội loại hình doanh nghiệp, mua bán, sáp nhập

2.2 Tư vấn Luật doanh nghiệp ở đâu?

Hiểu được tầm quan trọng của luật doanh nghiệp và sự cần thiết của chúng đối với từng thành phần trong xã hội, Tân Thành Thịnh cung cấp dịch vụ tư vấn Luật doanh nghiệp nhằm giải đáp những thắc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác, chuyên nghiệp nhất.

Với hơn 15 năm kinh nghiệm trên thị trường, chúng tôi có đầy đủ những yếu tố như nhân sự, kinh nghiệm, chuyên môn… để giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướn mắc về Luật doanh nghiệp. Khi sử dụng dịch vụ tư vấn Luật doanh nghiệp của Tân Thành Thịnh khách hàng sẽ được:

  • Chuyên viên tư vấn chuyên môn cao, kinh nghiệm trực tiếp tư vấn khách hàng.
  • Có kinh nghiệm lâu năm trong việc xử lý mọi tình huống, tư vấn cho khách hàng trong mọi trường hợp xảy đến, đưa ra những lời khuyên về những tình huống khác nhau.
  • Nhiệt tình, luôn lắng nghe, tận tình giúp đỡ các khách hàng.

Trên đây là những thông tin cơ bản về Luật doanh nghiệp. Nếu quý khách có bất cứ thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể.

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 | Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com