Trang chủ

Luật doanh nghiệp

Luật kế toán

Tư vấn doanh nghiệp

Tư vấn thuế kế toán

Tra cứu MST

Kinh doanh

Thư viện online

Liên hệ

Ký hiệu

5.0/5 (3 votes)

Ký hiệu tiền tệ hiện nay mỗi quốc gia đều phát hành và sử dụng các loại tiền tệ khác nhau, với tên, ký hiệu được đăng ký quy định riêng.

Khi nhìn vào ký hiệu tiền tệ này chúng ta có thể nhận biết được đó là đồng tiền của nước nào. Bạn đã bao giờ tò mò về ký hiệu tiền tệ các nước chưa? Nếu có hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

Ký hiệu tiền tệ là gì?

1. Ký hiệu tiền tệ là gì?

Ký hiệu tiền tệ thực chất là biểu tượng hình ảnh ký hiệu cho tên của các loại đồng tiền. Các ký hiệu này dùng để viết nhanh khi sử dụng tiền tệ. Mỗi quốc gia sẽ có ký hiêu tiền tệ khác nhau.

Biểu tượng tiền tệ sẽ lấy ký tự đầu tiên của tên loại tiền tệ đó. Các ký hiệu này sẽ được thay đổi về mặt hình thức khi được sử dụng. Thường sẽ được thiết kế theo hình thức nối dính các ký hiệu hoặc một số ký hiệu đơn vị tiền tệ các nước còn sử dụng hình thức cho thêm nét gạch ngang hoặc dùng sổ dọc.


1.1  Ký hiệu tiền tệ Việt Nam là gì? 

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy và tiền kim loại, theo mức được Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng quyết định. Đơn vị tiền tệ của Việt Nam có ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”

1.2 Ký hiệu tiền tệ các nước

Dưới đây là một số ký hiệu tiền tệ thông dụng của các nước mà có thể bạn đã từng bắt gặp.

a) Ký hiệu Euro

Ký hiệu đồng Euro là €. Đây là đồng tiền được sử dụng chung cho các nước châu Âu.

Mã của nó là Eur và ký hiệu tiền Euro này là đơn vị tiền tệ đại diện cho liên minh tiền tệ của châu Âu. Euro là dòng tiền được sử dụng chính thức trong khu vực của 18 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu cùng với 6 nước không thuộc Liên minh châu Âu.

b) Ký hiệu Đô la Mỹ

Đô la Mỹ hay Mỹ kim, được gọi tắt là đô la hay đô là đơn vị tiền tệ chính thức của Hoa Kỳ có mã ISO là USD. Ký hiệu của đô la Mỹ là dấu $. Một vài quốc gia dùng đô la Mỹ làm đơn vị tiền tệ chính thức, và nhiều quốc gia khác cho phép dùng nó trong thực tế

c)  Ký hiệu Yên Nhật

Ký hiệu Yên Nhật là ¥ . Đây là ký hiệu đơn vị tiền tệ của Nhật Bản và có mã là Và có mã là JPY.

Từ năm 1871, tiền Yên Nhật đã chính thức trở thành đơn vị tiền tệ của đất nước mặt trời mọc này. Hiện tại, đồng Yên Nhật có tới 2 loại là tiền xu bằng kim loại và tiền giấy.

Tiền kim loại sẽ có 6 loại ( 1 yên, 5 yên, 10 yên, 50 yên, 100 yên, 500 yên ) và tiền giấy sẽ có 4 loại ( 1000 yên, 2000 yên, 5000 yên, 10.000 yên ).

d)  Ký hiệu tiền Trung Quốc

Tên gọi của tiền Trung Quốc là Đồng nhân dân tệ, ký hiệu đồng nhân dân tệ là ¥.

Đến đây có lẽ các bạn đang thắc mắc tại sao Yên Nhật và Nhân dân tệ lại có ký hiệu giống nhau phải không? Điều này được giải thích như sau: tiếng Nhật có sử dụng 1 bộ chữ gọi là Kanji, vốn là chữ Trung Quốc. Vì thế viết thì chữ Yên trong tiếng Nhật với chữ Tệ trong tiếng Trung Quốc là giống hệt nhau. Hai đơn vị đồng tiền cũng được phiên âm giống nhau là Yuan/Yen nên cùng một kí hiệu là ¥.

e)  Ký hiệu bảng Anh

Bảng Anh có ký hiệu £. Đây là đơn vị tiền tệ chính thức của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland cùng các lãnh thổ hải ngoại, thuộc địa. Một bảng Anh gồm 100 xu (pence hoặc penny).

Đồng bảng Anh là đồng tiền lâu đời nhất còn được sử dụng sau khi một số quốc gia thuộc khối EU chuyển sang dùng đồng Euro (€). Nó là đồng tiền được lưu trữ trong các quỹ dự trữ ngoại tệ toàn cầu, mức phổ biến chỉ sau đồng đô la Mỹ và đồng Euro. Đồng bảng đứng thứ tư về khối lượng giao dịch ngoại tệ toàn cầu sau đồng đô la Mỹ, đồng Euro và đồng Yên Nhật.

f) Ký hiệu tiền Hàn Quốc

Tiền Hàn Quốc có tên gọi là Won, tên đầy đủ là Won Đại Hàn dân quốc,  có mã KRW với kí hiệu là ₩. 

Hàn Quốc sử dụng phổ biến cả tiền giấy và tiền xu. Tiền xu có 6 loại mệnh giá lần lượt là đồng 1 Won, 5 Won, 10 Won, 50 Won, 100 Won và 500 Won. Tiền giấy có 4 loại mệnh giá, lần lượt là 1.000 Won, 5.000 Won, 10.000 Won và 50.000 Won.

g) Một số ký hiệu tiền tệ của các quốc gia khác

Quốc gia/Loại tiền Mã tiền tệ Ký hiệu tiền tệ 
Albania Lek ALL Lek
Afghanistan Afghani AFN ؋
Argentina Peso ARS $
Aruba Guilder AWG ƒ
Dollar Úc AUD $
Bahamas Dollar BSD $
Barbados Dollar BBD $
Belarus Ruble BYN Br
Belize Dollar BZD BZ$
Bermuda Dollar BMD $
Bolivia Bolíviano BOB $b
Laos Kip LAK
Lebanon Pound LBP £
Liberia Dollar LRD $
Macedonia Denar MKD ден
Malaysia Ringgit MYR RM
Mauritius Rupee MUR
Mexico Peso MXN $
Mongolia Tughrik MNT
Mozambique Metical MZN MT
Namibia Dollar NAD $
Nepal Rupee NPR
Netherlands ANG ƒ

2. Quy luật lưu thông tiền tệ và vấn đề lạm phát

Khi tìm hiểu các chức năng của tiền tệ, Các Mác đưa ra 5 chức năng: chức năng thước đo trị giá, chức năng phương tiện lưu thông, chức năng phương tiện cất giữ, tính năng phương tiện thanh toán và tính năng tiền tệ toàn cầu. 

Trong việc tìm hiểu tính năng phương tiện lưu thông của tiền tệ, C.Mác đã đưa ra quy luật lưu thông tiền tệ hay quy luật về số chi phí quan trọng cho lưu thông.

a) Quy luật lưu thông tiền tệ là gì?

Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định số lượng tiền cần cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kỳ nhất định.

C.Mác cho rằng, số lượng tiền tệ cần cho lưu thông do ba nhân tố quy định: số lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, giá cả trung bình của hàng hóa và tốc độ lưu thông của những đơn vị tiền tệ cùng loại. 

Sự tác động của ba nhân tố này đối với khối lượng tiền tệ cần cho lưu thông diễn ra theo quy luật phổ biến là: Tổng số giá cả của hàng hóa chia cho số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại trong một thời gian nhất định.

+ Khi tiền mới chỉ thực hiện chức năng là phương tiện lưu thông, thì số lượng tiền cần thiết cho lưu thong được tính theo công thức :

M=P*Q/V

Trong đó:

  • M: là phương tiện cần thiết cho lưu thông
  • P: là mức giá cả
  • Q: là khối lượng hàng hóa đem ra lưu thông
  • V: là số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ

+ Đến chức năng phương tiện thanh toán, quy luật này được phát biểu đầy đủ:


b) Ý nghĩa quy luật lưu thông tiền tệ

Bằng việc mang ra quy luật về số tiền cần thiết cho lưu thông, C. Mác chỉ ra rằng nền kinh tế cần một lượng tiền nhất định cho việc thực hiện các giao dịch về hàng hoá dịch vụ, số số tiền này chịu tác động của hai thành phần cơ bản là tổng chi phí hàng hoá trong lưu thông và tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ.

Yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ cần thiết cho lưu thông, tức là đòi hỏi số tiền cung ứng phải cân so với lượng tiền cần cho việc thực hiện các giao dịch của nền kinh tế.

c) Vấn đề lạm phát

Lạm phát là một hiện tượng kinh tế phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đó là hiện tượng khủng hoảng tiền tệ, nhưng nó là sự phản ánh và thể hiện trạng thái chung của toàn bộ nền kinh tế. 

Có nhiều quan niệm khác nhau về lạm phát, nhưng đều nhất trí rằng: Lạm phát là tình trạng mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên trong một thời gian nhất định.

Căn cứ vào mức giá tăng lên, có thể chia lạm phát thành: 

  • Lạm phát vừa phải 
  • Lạm phát phi 
  • Siêu lạm phát 

Khi lạm phát xảy ra sẽ dẫn tới sự phân phối lại 10 nguồn thu nhập giữa các tầng lớp dân cư: người nắm giữ hàng hóa, người đi vay được lời; người có thu nhập và nắm giữ tài sản bằng tiền, người cho vay bị thiệt (do sức mua của đồng tiền giảm sút); khuyến khích đầu cơ hàng hóa, cản trở sản xuất kinh doanh, các hoạt động kinh tế bị méo mó biến dạng, tâm lý người dân hoang mang...

Lạm phát là hiện tượng gây nhiều tác động tiêu cực tới kinh tế và xã hội, bởi vậy chống lạm phát được xem là một trong những mục tiêu hàng đầu của các nước trên thế giới.

>> Các bạn xem thêm khái niệm tiền