Trang chủ

Luật doanh nghiệp

Luật kế toán

Tư vấn doanh nghiệp

Tư vấn thuế kế toán

Tra cứu MST

Kinh doanh

Thư viện online

Liên hệ

Tư cách pháp nhân là gì

5.0/5 (1 votes)
- 14

Tư cách pháp nhân một thuật ngữ được dùng để phân biệt tư cách của các chủ thể là tổ chức với cá nhân trong các quan hệ pháp lý. Tuy nhiên, không phải bất kỳ một tổ chức nào cũng có tư cách pháp nhân.

Tư cách pháp nhân là gì?

Vậy tư cách pháp nhân là gì? Tư cách pháp nhân có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

1. Tư cách pháp nhân là gì?

Pháp nhân là những tổ chức có tư cách pháp lý độc lập để tham gia các hoạt động pháp lý khác như kinh tế, xã hội,… Không phải bất cứ tổ chức nào cũng có tư cách pháp nhân. Một tổ chức được công nhận có tư cách pháp nhân khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện của luật quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015.


1.1 Điều kiện để có tư cách pháp nhân

Điều kiện để có tư cách pháp nhân theo điều 74 Luật Dân sự 2015, Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Như vậy, một tổ chức được công nhận là pháp nhân sẽ có tư cách pháp nhân. Tổ chức đó có thể thực hiện chức năng một cách độc lập, hợp pháp, trở thành chủ thể của các quyền được pháp luật công nhận, bảo vệ những lợi ích hợp pháp của mình.

1.2 Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp

Hầu hết các loại hình doanh nghiệp như: công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần là những tổ chức có tư cách pháp nhân kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Tư cách pháp nhân là tư cách để xác định trách nhiệm tài sản (vô hạn hay hữu hạn) của tổ chức, doanh nghiệp. 

Tức là nếu có tư cách pháp nhân sẽ tách bạch tài sản của chủ sở hữu doanh nghiệp với pháp nhân và doanh nghiệp đó (chịu trách nhiệm hữu hạn), còn doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân thì không có sự tách bạch này (chịu trách nhiệm vô hạn).

1.3 Lợi ích của tư cách pháp nhân đối với doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp có tư cách pháp nhân sẽ có nhiều lợi ích trong quá trình hoạt động của mình như:

  • Khi có tư cách pháp nhân thì tổ chức được pháp luật thừa nhận là chủ thể pháp lý độc lập, có khả năng tham gia vào các quan hệ kinh doanh độc lập.
  • Tài sản của pháp nhân độc lập với tài sản của tổ chức hoặc cá nhân thành lập, mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài sản liên quan chỉ có pháp nhân chịu trách nhiệm, không liên quan tới tài sản của cá nhân hoặc tổ chức thành lập pháp nhân (công ty) đó.
  • Minh bạch rõ ràng tài chính đối với pháp nhân (công ty) và những cá nhân hoặc tổ chức điều hành nó.

TƯ CÁCH PHÁP NHÂN LÀ GÌ?


2. So sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 1 thành viên

Doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 1 thành viên hiện nay là 2 loại hình doanh nghiệp được nhiều chủ đầu tư phân vân lựa chọn vì hình thức tổ chức đơn giản. 

Tuy nhiên, mỗi loại hình đều có những ưu nhược điểm riêng. Nếu như bạn đang phân vân không biết lựa chọn loại hình nào thì hãy xem một vài so sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 1 thành viên dưới đây.


a)  Khái niệm

  •  DN tư nhân: Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
  • Công ty TNHH MTV: Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty

b) Chủ sở hữu

  • DN tư nhân: Cá nhân
  • Công ty TNHH MTV: Tổ chức , cá nhân

c) Góp vốn

- DN tư nhân: 

+ Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình tùy vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Không tách biệt tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân với tài sản của doanh nghiệp tư nhân

- Công ty TNHH MTV:

+ Công ty TNHH 1 thành viên được quyền thay đổi vốn điều lệ

+ Tài sản của chủ sở hữu và tài sản của công ty TNHH 1 thành viên tách biệt

d) Trách nhiệm

- DN tư nhân: Chịu trách nhiệm vô hạn

- Công ty TNHH MTV: Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp của chủ sở hữu với công ty TNHH 1 thành viên

e) Tư cách pháp nhân

- DN tư nhân: Không có tư cách pháp nhân

- Công ty TNHH MTV: Có tư cách pháp nhân kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Với những so sánh trên chắc hẳn các bạn đã có được ý định nên thành lập DN tư nhân hay công ty TNHH 1 thành viên. Trên thực tế, Công ty TNHH 1 thành viên được nhiều người lựa chọn hơn doanh Nghiệp tư nhân. 

Bởi vì Công ty TNHH chủ sở hữu có quyền quyết định mọi vấn đề của công ty và hơn hết loại hình này có tư cách pháp nhân nên có thể giảm thiểu rủi ro cho chủ sở hữu. 

3. Công ty tư vấn doanh nghiệp Tân Thành Thịnh

Tân Thành Thịnh tự hào là doanh nghiệp với hơn 19 năm kinh nghiệm trên thị trường, đã tư vấn thành lập doanh nghiệp cho hàng nghìn doanh nghiệp trên cả nước. Với đội ngũ chuyên viên chuyên môn cao và kinh nghiệm luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng với tiêu chí “nhanh gọn – tiết kiệm thời gian” là địa chỉ đáng tin cậy khi bạn muốn sử dụng dịch vụ thành lập công ty.


a) Dịch vụ thành lập công ty tại Tân Thành Thịnh bao gồm những gì?

Đến với Dịch vụ thành lập công ty của chúng tôi bạn sẽ được:

  • Tư vấn cho khách hàng chuẩn bị hồ sơ và tài liệu cần thiết cho việc thành lập Công ty;
  • Chúng tôi sẽ soạn thảo hồ sơ thành lập công ty đồng thời làm đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét hồ sơ
  • Thông báo và tiến hành cập nhật tình trạng xử lý hồ sơ cho khách hàng nắm rõ
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp (Công ty TNHH)
  • Đăng bố cáo thành lập Công ty trên cổng thông tin điện tử Quốc gia.
  • Tiến hành thực hiện các thủ tục liên quan nếu khách hàng có yêu cầu như khắc dấu, công bố mẫu dấu, mở tài khoản ngân hàng, nộp tờ khai thuế môn bài, làm hồ sơ khai thuế ban đầu…. nếu như khách hàng có yêu cầu.

b) Cam kết từ chúng tôi

  • Dịch vụ chuyên nghiệp, nhanh chóng, đúng trình tự pháp luật
  • Chi phí trọn gói không phát sinh
  • Chi phí trao đổi từ ban đầu để khách hàng có thể nắm rõ.
  • Nhiều chế độ ưu đãi khi đăng ký dịch vụ trọn gói.

4. Các câu hỏi về tư cách pháp nhân của doanh nghiệp

Dưới đây là những câu hỏi mà Tân Thành Thịnh nhận được rất nhiều từ khách hàng khi tư vấn thành lập doanh nghiệp. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn để có thêm những thông tin tổng quan về vấn đề này.


4.1 Doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân không? Vì sao?

Trà lời: Đây là loại hình doanh nghiệp tư nhân KHÔNG có tư cách pháp nhân. Vì không có tài sản độc lập với chủ doanh nghiệp (chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình)

4.2 Văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân không?

Theo Điều 84 Luật Bộ Luật dân sự 2015, quy định:

  • Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, KHÔNG PHẢI LÀ PHÁP NHÂN.
  • Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.
  • Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân.

4.3 Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không?

Công ty hợp doanh CÓ tư cách pháp nhân bởi vì đáp ứng đủ các điều kiện để có tư cách pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự. 

Luật doanh nghiệp cũng khẳng định rõ Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề Tư cách pháp nhân là gì? Hy vọng thông qua bài viết này các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc hoặc cần tư vấn thành lập công ty vui lòng liên hệ Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ.

>> Các bạn xem thêm hướng dẫn nộp thuế điện tử 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN