Trang chủ

Luật doanh nghiệp

Luật kế toán

Tư vấn doanh nghiệp

Tư vấn thuế kế toán

Tra cứu MST

Kinh doanh

Thư viện online

Liên hệ

Doanh nghiệp thương mại

5.0/5 (4 votes)
- 35

Doanh nghiệp thương mại là loại hình doanh nghiệp được thành lập chuyên về việc cung cấp các hoạt động kinh doanh thương mại, tổ chức mua bán hàng hóa nhằm mang lại lợi nhuận. Hoạt động thương mại chủ yếu phân thành 3 loại: mua bán hàng hóa, dịch vụ thương mại và xúc tiến thương mại.

Doanh nghiệp thương mại

Vậy doanh nghiệp thương mại là gì? Doanh nghiệp sản xuất là gì? Các phân biệt doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại? Hãy cùng Tân Thành Thịnh giải đáp chi tiết tại ngay bài viết dưới đây nhé.

1. Doanh nghiệp thương mại là gì?

Doanh nghiệp thương mại là loại hình được quy định chặt chẽ bởi pháp luật và có những yêu cầu hết sức chặt chẽ về loại hàng hóa và hình thức hoạt động để đảm bảo các hoạt động kinh doanh và phát triển.

1.1 Đặc điểm doanh nghiệp thương mại

Các đặc điểm giúp bạn nhận diện được mô hình doanh nghiệp thương mại ngày nay:

  • Doanh nghiệp thương mại là cầu nối trung gian giữa doanh nghiệp sản xuất và thị trường tiêu dùng. Doanh nghiệp thương mại làm nhiệm vụ phát triển các nhu cầu sử dụng về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường từ đó đưa ra các phương án đáp ứng yêu cầu đó. 
  • Doanh nghiệp thương mại là các doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng của sản phẩm thông qua việc tiếp thu ý kiến của khách hàng và đưa ra những sự thay đổi phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng.
  • Doanh nghiệp thương mại còn làm nhiệm vụ giải quyết các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và khách hàng, tạo nên 01 dây chuyền hoạt động sản xuất và kinh doanh hiệu quả. 
  • Doanh nghiệp thương mại còn là mô hình kinh doanh đem lại hiệu quả cho tất cả các doanh nghiệp tham gia thị trường.

1.2 Vai trò doanh nghiệp thương mại

Doanh nghiệp thương mại có trách nhiệm quan trọng với nền kinh tế quốc dân. Bởi liên quan trực tiếp với các mối quan hệ lớn trong xã hội giữa cung và cầu và cả các loại chi phí sản xuất.

  • Vừa là cầu nối trung gian giữa người sản xuất và tiêu dùng. Điều chỉnh tỷ lệ cân đối trong sự phát triển của các ngành nghề kinh tế - đời sống hàng ngày.
  • Doanh nghiệp thương mại có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông tạo điều kiện không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, tích cực góp phần tăng tích lũy xã hội nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập mau chóng vào nền kinh tế thế giới.
  • Doanh nghiệp thương mại thông qua hoạt động kinh doanh của mình đã làm tốt việc phân phối hàng hóa từ nơi thừa đến nơi thiếu qua đó nâng cao mức hưởng thụ của người dân.
  • Và khi mức sống của người dân được tăng lên thì vai trò của doanh nghiệp thương mại càng quan trọng.
  • Doanh nghiệp thương mại có vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài thông qua hoạt động xuất nhập khẩu, đưa hàng hóa trong nước ra nước ngoài và nhập hàng hóa, thiết bị kỹ thuật.
  • Hiện nay có rất nhiều loại hình doanh nghiệp và công ty thương mại mà bạn có thể lựa chọn thành lập bao gồm: Công ty TNHH TM MTV, Công ty TNHH TM 2TV, Công ty Cổ Phần Thương Mại, Công ty Thương Mại và Dịch Vụ - TMDV.

1.3 Các bước thành lập doanh nghiệp thương mại

Các bước thành lập công ty theo quy định Pháp luật, Sau đây là các bước doanh nghiệp cần thực hiện để hoàn tất thủ tục thành lập công ty.

Bước 1: Chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ

  • Tùy vào loại hình mà doanh nghiệp lựa chọn để chuẩn bị hồ sơ phù hợp. Bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp cơ bản cần có những loại giấy tờ sau:
  • Điều lệ công ty (nên soạn theo mẫu điều lệ có sẵn)
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu của từng loại hình doanh nghiệp)
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
  • Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu đại diện pháp luật không đi nộp hồ sơ).
  • Bản sao công chứng không quá 06 tháng CMND/hộ chiếu/căn cước công dân còn hiệu lực của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ. 

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hiện nay, tất cả các tỉnh thành đều áp dụng hình thức nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp qua mạng nhưng không phải tỉnh nào cũng áp dụng hình thức nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT).

Cụ thể, tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương chỉ áp dụng hình thức nộp hồ sơ qua mạng điện tử, không tiếp nhận hồ sơ trực tiếp.

Đường link đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/

Bước 3: Nhận kết quả hồ sơ nộp qua mạng.

Sau 3 ngày làm việc sẽ có thông báo phản hồi về tình trạng xử lý hồ sơ qua email.

  • Nếu hồ sơ hợp lệ thì bạn nộp lại đầy đủ hồ sơ đã nộp qua mạng trước đó tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT để nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau 1 ngày sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT sẽ ra Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Bạn chỉnh sửa, bổ sung, nộp lại theo các bước và thời gian chờ như lần nộp đầu tiên.

Sau khi đã nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty đã có thể bắt đầu hoạt động được. Doanh nghiệp đã có thể nhân danh công ty thực hiện chức năng kinh doanh của mình.

Bước 4: Đăng bố cáo doanh nghiệp

Thông báo nội dung đăng ký doanh nghiệp lên Cổng thông tin điện tử Quốc gia. Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.

Bước 5: Khắc dấu và thông báo mẫu 

Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành khắc con dấu Pháp nhân, về số lượng và hình thức con dấu doanh nghiệp có quyền tự quyết định. Sau đó, doanh nghiệp cần công bố mẫu dấu lên cổng thông tin điện tử quốc gia cùng với thông tin công ty.

Như vậy là đã hoàn tất những thủ tục cơ bản đăng ký thành lập công ty. Tuy nhiên, Sau khi thành lập công ty thì cần phải tiến hành thực hiện những thủ tục khác theo quy định để công ty đi vào hoạt động ổn định.

2. Các loại hình doanh nghiệp thương mại ở việt nam

Tân Thành Thịnh xin được chia sẽ các loại hình doanh nghiệp thương mại phổ biến hiện nay. Có 5 loại hình doanh nghiệp thương mại phổ biến tại Việt Nam cụ thể như sau:

2.1 Doanh nghiệp thương mại kinh doanh chuyên môn hóa

Đây là loại hình doanh nghiệp chuyên kinh doanh tập trung vào một hoặc một nhóm hàng hoá có cùng công dụng, trạng thái hoặc tính chất nhất định, cụ thể.

a) Ưu điểm:

  • Thâm nhập sâu thị trường, tiếp cận và nắm bắt các thông tin người mua, người bán, giá cả thị trường, tình hình hàng hóa, dịch vụ chính xác giúp tăng khả năng cạnh tranh cao.
  • Với lợi thế về chuyên môn hóa, đặc biệt là cơ sở vật chất giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh cao so với đối thủ
  • Đội ngũ nhân viên có chuyên môn sâu.

b) Nhược điểm:

  • Chuyển hướng kinh doanh chậm nếu thị trường thay đổi xu thế kinh doanh.

2.2 Doanh nghiệp thương mại kinh doanh tổng hợp

Doanh nghiệp thương mại kinh doanh tổng hợp là loại hình kinh doanh nhiều loại hàng hoá có công dụng, trạng thái, tính chất khác nhau. Hoạt động kinh doanh tổng hợp không lệ thuộc vào loại hàng hoá hay thị trường truyền thống, bất cứ hàng hoá nào có lợi thế là kinh doanh.

a)Ưu điểm:

  •  Hạn chế được một số rủi ro trong kinh doanh do dễ chuyển hướng kinh doanh.
  •  Có khả năng quay vòng nhanh, bảo đảm cung ứng đồng bộ hàng hoá cho các nhu cầu.
  •  Có thị trường rộng, luôn có thị trường mới, có điều kiện để phát triển các dịch vụ bán hàng.

b) Nhược điểm:

  • Khó trở thành thương hiệu độc quyền trên thị trường.
  • Khó đào tạo được đội ngũ chuyên gia ngành hàng.

2.3 Doanh nghiệp thương mại kinh doanh đa dạng hóa

Đây là loại hình doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau như cả sản xuất, cả kinh doanh hàng hóa và thực hiện các hoạt động thương mại, nhưng bao giờ cũng có nhóm mặt hàng kinh doanh chủ đạo có cùng công dụng, trạng thái hoặc tính chất.

Loại hình kinh doanh đa dạng hóa giúp phát huy được tối đa ưu điểm và hạn chế nhược điểm của cả 2 mô hình kinh doanh chuyên môn hóa và kinh doanh tổng hợp của doanh nghiệp thương mại. Vì thế doanh nghiệp thương mại kinh doanh đa dạng hóa được nhiều người lựa chọn ứng dụng hiện nay.

2.4 Doanh nghiệp thương mại được thành lập và quản lý bởi các cơ quan nhà nước

Đây là loại hình doanh nghiệp do các cơ quan nhà nước thành lập và nắm giữ 100% vốn điều lệ. Hiện nay doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân do nhà nước giao cho vốn kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về quản lý sản xuất chịu trách nhiệm về kinh tế và chịu bù đắp hay hưởng lợi nhuận với mức vốn được cấp đó. 

2.5 Doanh nghiệp thương mại được thành lập bởi các cá nhân, tổ chức thông thường

Đây là loại hình doanh nghiệp thương mại được thành lập bởi các cá nhân, tổ chức tự xây dựng và chịu trách nhiệm với pháp luật về toàn bộ các hoạt động kinh doanh thương mại cũng như tài sản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thương mại tư nhân không có tư cách pháp nhân.

3. So sánh doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất

Mỗi một mô hình doanh nghiệp sẽ có những đặc trưng khác nhau. Sau đây là các điểm giống và khác nhau giữa doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại giúp bạn dễ dàng nhận diện chính xác, nhanh chóng:


3.1 Điểm giống nhau

  • Các 2 mô hình doanh nghiệp này đều có tư cách pháp nhân và hoạt động đăng ký kinh doanh đầy đủ theo quy định của pháp luật.
  • Có người đại diện pháp luật, có cơ cấu, tổ chức và quyền hạn, nghĩa vụ đầy đủ, cụ thể của các thành viên. Quy trình làm việc chuẩn mực, theo quy định.
  •  Cả 2 mô hình doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại đều hướng tới mục đích chung là phục vụ và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Mang lại sự phát triển chung cho doanh nghiệp.

3.2 Điểm khác nhau giữa 

Sau đây là các điểm khác biệt giữa 2 mô hình doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại giúp bạn dễ dàng phân biệt một cách đơn giản:

a) Yếu tố đầu vào

Đối với doanh nghiệp sản xuất thì các yếu tố đầu vào là yếu tố hữu hình, có tính chất dự trữ được như: sản phẩm, nguyên liệu, máy móc, vật tư, công nghệ sản xuất, quy trình sản xuất…Ngược lại đối với doanh nghiệp thương mại thì yếu tố đầu vào là vô hình, không dự trữ được. 

b) Yếu tố đầu ra

Doanh nghiệp sản xuất có yếu tố đầu ra ổn định, có thể áp dụng những tiêu chuẩn kiểm duyệt đầy đủ còn doanh nghiệp thương mại không có tính chất ổn định trên dịch vụ. 

c) Thời điểm tiêu dùng

Thời điểm tiêu dùng của doanh nghiệp sản xuất tách biệt hoàn toàn giữa khâu sản xuất và thành phẩm, ngược lại đối với doanh nghiệp thương mại thì thời điểm tiêu dùng đồng thời.

d) Tiêu chí đánh giá về chất lượng

Mọi tiêu chí đánh giá về chất lượng của sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất đều dễ dàng hơn bởi tất cả đều hữu hình, bạn có thể đo lường và kiểm chứng được. Công ty sản xuất hoàn toàn có thể đơn giản đánh giá về giá trị.

Còn các tiêu chí đánh giá chất lượng doanh nghiệp thương mại rất khó xác định.

e) Đánh giá trả công

Công ty sản xuất trả công trực tiếp trên đơn vị sản phẩm, doanh nghiệp thương Mại trả công gián tiếp qua từng sản phẩm và rất khó để thực hiện.

f) Đo lượng năng suất, hiệu suất

Vì tính chất hữu hình nên doanh nghiệp sản xuất dễ dàng đo lường hiệu suất, năng suất, kết quả làm việc, còn doanh nghiệp thương mại rất khó để đo lường, đôi khi bạn chăm sóc một khách hàng để bán được hàng cần cả một thời gian rất dài để tạo niềm tin. Năng suất trong khoảng thời gian đó rất khó xác định.

g) Quan hệ với khách hàng

Doanh nghiệp sản xuất quan hệ với người tiêu dùng gián tiếp, thông qua các doanh nghiệp thương mại thì sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất mới tiếp cận đến tận tay khách hàng. Và doanh nghiệp thương mại dịch vụ mối liên quan trực tiếp với người tiêu dùng.

h) Chức năng và vai trò của 2 mô hình doanh nghiệp

Mỗi loại hình doanh nghiệp có một vai trò và nhiệm vụ khác nhau. Doanh nghiệp sản xuất chỉ chuyên về việc sản xuất và chế biến các loại hàng hóa và các doanh nghệp thương mại chỉ làm hoạt động mua bán và kinh doanh các loại hoạt động đó.

Nhưng dù cho vai trò và chức năng khác nhau nhưng cả 2 mô hình này để bổ trợ cho nhau và cùng nhau phát triển, mang đến những giá trị, lợi ích tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên thị trường hiện nay.

Với những thông tin mà Tân Thành Thịnh chia sẻ trên đây hy vọng bạn đã có những thông tin hữu ích và hiểu rõ hơn về mô hình doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại cũng như phân biệt được từng mô hình cụ thể.

Nếu vẫn còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề này bạn vui lòng liên hệ qua hotline 0909 54 8888 để được tư vấn cụ thể và trực tiếp nhé. Sở hữu nhiều năm kinh nghiệm thực tế từ nhiều ngành nghề khác nhau, Tân Thành Thịnh luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

4. Các loại hình doanh nghiệp khác hiện nay

Theo luật doanh nghiệp hiện hành, hiện tại có các các loại hình doanh nghiệp được nhà nước công nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp khi hoàn tất hồ sơ thủ tục như sau:


4.1  Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân đây là hình thức doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân toàn quyền quyết định các vấn đề doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.

4.2  Công ty hợp danh

Công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất 02 thành viên (là cá nhân) là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.  

Ngoài thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

4.3  Công ty TNHH 1 thành viên

Công ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ.

Công ty TNHH một thành viên có ưu điểm là chủ sở hữu toàn quyền quyết định mọi hoạt động công ty. Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ đã góp. Nhược điểm là chỉ một thành viên, không phát hành được cổ phiếu.

4.4 Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có số thành viên từ 2 đến 50 thành viên góp vốn. Các thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ công ty đã góp. Nhược điểm là cũng hạn chế thành viên, không phát hành được cổ phiếu.

4.5 Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp của công ty mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Những người mua cổ phần của công ty gọi là cổ đông. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. 

>> Các bạn xem thêm so sánh các loại hinh doanh nghiệp

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN