Trang chủ

Luật doanh nghiệp

Luật kế toán

Tư vấn doanh nghiệp

Tư vấn thuế kế toán

Tra cứu MST

Kinh doanh

Thư viện online

Liên hệ

Sau khi thành lập công ty cần làm gì?

5.0/5 (1 votes)
- 5

Sau khi thành lập công ty tức là là doanh nghiệp nhận giấy phép đăng ký kinh doanh, có mã số thuế doanh nghiệp thì cần phải thực hiện hàng loạt các thủ tục hoàn tất sau khi thành lập theo đúng quy định của pháp luật mới được phép hoạt động kinh doanh. 

Vậy cụ thể sau khi thành lập công ty cần làm những gì? Các thủ tục hoàn tất khi công ty thành lập là gì? Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.

Sau khi thành lập công ty cần làm gì?

1. Các thủ tục hoàn tất khi thành lập công ty

Sau khi nhận giấy phép đăng ký kinh doanh từ Sở Kế hoạch và Đầu tư thì cá nhân/ tổ chức cần nhanh chóng hoàn tất những thủ tục dưới đây để có thể đi vào vận hành và phát triển được.


1.1 Thực hiện công bố thông tin đăng ký công ty

Việc đầu tiên sau khi nhận giấy phép kinh doanh là doanh nghiệp phải thực hiện việc công bố thông tin lên công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục đúng quy định.

  • Truy cập vào website Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia: www.dangkykinhdoanh.gov.vn, chọn mục “Dịch vụ công”, chọn “Bố cáo điện tử”, chọn “Tạo bố cáo” để thực hiện công bố thông tin doanh nghiệp.
  • Xác nhận và thanh toán phí đăng thông tin trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Mức phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính là 300.000 đồng/ 1 lần đăng công bố thông tin doanh nghiệp
  • Sau khi thanh toán được thực hiện thành công, nội dung công bố của doanh nghiệp được đăng Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

1.2 Khắc dấu và thông báo mẫu con dấu của công ty

Bước tiếp theo là khắc con dấu và thông báo mẫu con dấu công ty. Doanh nghiệp có quyền quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý và sử dụng con dấu, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác theo quy định tại Điều 44 Luật doanh nghiệp 2014.

  • Mẫu con dấu, gồm: Hình thức, kích cỡ, nội dung, mầu mực dấu.
  • Số lượng con dấu.
  • Quy định về quản lý và sử dụng con dấu.

Mẫu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể như là hình tròn, hình đa giác…Với điều kiện đảm bảo rằng mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.

Sau khi làm con dấu thì phải thông báo với Phòng Đăng ký kinh doanh để được đăng tải công khai trên Cổng Thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp. 

1.3 Kê khai và đóng thuế môn bài

Tiếp theo là thực hiện việc kê khai và đóng thuế môn bài cho doanh nghiệp. Tùy vào mức vốn điều lệ đăng ký doanh nghiệp mà thực hiện kê khai, đóng thuế theo quy định. Mức thuế môn bài với doanh nghiệp được quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP như sau:

  • Với doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng/ năm - nộp thuế môn bài là 3.000.000đ
  • Với doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống/ năm - nộp thuế môn bài là 2.000.000đ
  • Với chi nhánh đại diện của doanh nghiệp - nộp thuế môn bài là 1.000.000đ.

>> Các bạn xem thêm khai kê thuế môn bài

1.4 Đăng ký chữ ký số điện tử cho công ty

Chữ ký số là thông tin đi kèm theo dữ liệu, tài liệu (văn bản: word, excel, pdf, hình ảnh, video…) nhằm mục đích xác định chủ của dữ liệu, tài liệu đó. Hiện nay chữ ký số được coi như con dấu điện tử của doanh nghiệp.

Chữ ký số doanh nghiệp được cấp phép từ các cơ quan được quyền cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số như Viettel, VNPT,… Doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký chữ ký số để thực hiện các thủ tục online về sau thuận tiện và dễ dàng.

1.5 Đăng ký phương pháp kê khai và nộp thuế cho công ty

Sau khi hoàn tất được thủ tục đăng ký và cấp chữ ký số, bạn tiến hành đăng ký nộp tờ khai thuế cho doanh nghiệp. Có 2 cách nộp hồ sơ: nộp trực tiếp tại chi cục thuế hoặc nộp qua hệ thống bưu chính hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế. 

Hồ sơ khai, quyết toán thuế thường được tính theo tháng, quý và năm. Tùy vào ngành nghề, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp kê khai và nộp thuế phù hợp. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ, cơ quan thuế sẽ giải quyết theo quy định.

1.6 Mở tài khoản ngân hàng giao dịch cho công ty

Mỗi doanh nghiệp cần có một tài khoản ngân hàng để thực hiện các giao dịch trong kinh doanh. Mỗi ngân hàng sẽ có những yêu cầu riêng về hồ sơ đăng ký tài khoản ngân hàng đối với các doanh nghiệp. Vì thế bạn cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ để đăng ký mở tài khoản ngân hàng.

Theo khoản 1 Điều 53 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, khi có tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp thực hiện thay đổi nội dung đăng ký thuế mà không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh bằng việc gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để cập nhật tài khoản ngân hàng.

1.7 Đăng ký sử dụng hóa đơn và phát hành hóa đơn VAT

Việc tiếp theo là doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Thông báo phát hành hóa đơn và hóa đơn mẫu phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất hai (02) ngày trước khi tổ chức kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn.

1.8 Treo biển tên tại trụ sở công ty

Việc treo bảng tên tại trụ sở công ty cũng phải đáp ứng những quy định của pháp luật. Các hành vi phạm quy định về biển hiệu sẽ có những mức phạt quy định riêng. Vì thế doanh nghiệp nên lưu ý.

Trên bảng tên công ty phải có đầy đủ những thông tin của doanh nghiệp như:

  • Biểu tượng (logo) đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
  • Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có)
  • Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Địa chỉ, điện thoại.

1.9 Làm thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho người lao động (nếu có lao động)

Cuối cùng là nếu doanh nghiệp có sử dụng lao động thì phải đăng ký đầy đủ những quyền lợi cho công nhân viên lao động thông qua hợp đồng lao động và các chế độ theo Luật lao động Việt Nam.

2. Những công việc cần làm cho công ty mới thành lập

Theo đúng quy định của pháp luật, một doanh nghiệp có thể vận hành ngay sau khi đã hoàn tất các thủ tục sau khi nhận giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên, để đưa doanh nghiệp vận hành ổn định và phát triển vững bền thì cần rất nhiều thời gian và công sức.


Với kinh nghiệm hỗ trợ tư vấn và vận hành nhiều doanh nghiệp, chúng tôi – Luật Doanh Nghiệp xin chia sẻ đến quý khách hàng những công việc cần làm cho công ty mới thành lập. Mỗi cá nhân/ tổ chức tham khảo và lựa chọn để áp dụng phù hợp với doanh nghiệp của mình nhé.

2.1 Xây dựng hệ giá trị và văn hóa doanh nghiệp

Xây dựng hệ giá trị và văn hóa doanh nghiệp là nền móng và là bước quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Những hệ giá trị này sẽ trở thành quy tác và thói quen giúp mỗi nhân sự trong doanh nghiệp hiểu được giá trị và định hướng của doanh nghiệp để dễ dàng theo đuổi công việc và cống hiến hết mình.

Giá trị và văn hóa doanh nghiệp sẽ là tư tưởng xuyên suốt cho mỗi doanh nghiệp phát triển về sau. Những điều này được xây dựng từ những người chủ doanh nghiệp.

2.2 Tuyển dụng và đào tạo nhân tài

Hệ giá trị và văn hóa doanh nghiệp đã có thì việc vận hành doanh nghiệp không thể thiếu nhân sự. Việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự hết sức quan trọng và thiết yếu, việc này không chỉ đòi hỏi năng lực và còn là cách nhìn người, phát triển nhân tài để đồng hành và phát triển cùng doanh nghiệp.

2.3 Xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp trên nền tảng online

Để doanh nghiệp tiếp cận tới khách hàng thì không thể thiếu kế hoạch xây dựng và phát triển các nền tảng online. Đặc biệt là website của doanh nghiệp và các nền tảng online mạng xã hội khác như là facebook, youtube, zalo…

a) Xây dựng website

Ngày nay, có rất nhiều nền tảng online vận hành doanh nghiệp như Website, Facebook, Instagram, Youtube… Nhưng trong đó website vẫn là một trong những nền tảng bền vững và chủ động mang lại nhiều lợi ích nhất cho doanh nghiệp.

Website được ví như một bộ mặt doanh nghiệp của bạn. Nhưng điểm cộng lớn nhất so với các loại hình khác là website bạn có thể chủ động thiết kế và tạo những ấn tượng, dấu ấn riêng biệt cho khách hàng của mình mong muốn. Một website càng đẹp, càng chuyên nghiệp sẽ tạo ấn tượng và thu hút khách hàng nhiều hơn.

Có rất nhiều mô hình thiết kế website khác nhau tùy theo từng ngành nghề và dịch vụ kinh doanh của bạn. Bạn có thể tự thiết kế website hoặc sử dụng dịch vụ thiết kế website tùy theo nhu cầu.

b) Xây dựng hệ thống mạng xã hội

Bên cạnh website thì những trang mạng xã hội cũng cực kỳ phổ biến mà bạn không thể bỏ qua như là:

  • Fanpage: Đây là một hệ thống cực kỳ tiềm năng cho mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp mới thường gặp phải vấn đề xây dựng nội dung phát triển fanpage hiệu quả. Để thực hiện được việc này và tránh rơi vào những sai lầm trên thì bạn cần phải tìm hiểu rõ insight khách hàng của mình và tìm hiểu cách phát triển nội dung trên nền tảng facebook để có chiến lược phát triển nội dung Fanpage hiệu quả.
  • Instagram: Đây là một trong những kênh cực kỳ mạnh về hình ảnh, do đó những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm mạnh về hình ảnh không thể bỏ qua nền tảng tiềm năng này. Tuy nhiên bạn cũng cần phải tìm hiểu cách xây dựng và phát triển kênh hiệu quả để đạt được những mục tiêu nhất định.
  • Youtube: nền tảng này cực kỳ mạnh về video – đây là loại nội dung cực kỳ hữu ích và thu hút người dùng hiện nay. Đây là kênh tăng tỉ lệ chuyển đổi cao nhất bởi sản phẩm được mô tả trực quan, rõ ràng, giúp khách hàng có thể hình dung cụ thể. Do đó, bạn không thể bỏ qua kênh cực kỳ mạnh này nhé.

2.4 Xây dựng kế hoạch, chiến lược quảng cáo, tìm kiếm khách hàng

Sau khi tạo dựng nội dung trên nền tảng online thì đối với những doanh nghiệp mới, bước quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận tới khách hàng nhanh và hữu ích nhất là quảng cáo. Có rất nhiều loại hình quảng cáo khác nhau, tùy vào từng nhu cầu của bạn mà lựa chọn những hình thức sau đây:

a) Quảng cáo ads

Ads là từ viết tắt của từ Advertising, nghĩa là quảng cáo. Đây là một hình thức sử dụng chi phí để tiếp cận khách hàng tiềm năng qua nền tảng online như google, facebook… thông qua những hình ảnh, nội dung thể hiện sản phẩm, dịch vụ mong muốn của doanh nghiệp.

Có 2 nền tảng quảng cáo ads mạnh nhất hiện nay là google ads và facebook ads. Tùy vào nhu cầu mong muốn, tùy vào đặc thù sản phẩm, tùy vào đối tượng khách hàng mong muốn mà lựa chọn nền tảng quảng cáo phù hợp.

b) Quảng cáo tìm kiếm

Quảng cáo tìm kiếm hay được sử dụng phổ biến nhất trên nền tảng google. Do đó hay còn được gọi là quảng cáo tìm kiếm google hay Google Search. 

Đây là hình thức quảng cáo bằng từ khóa, nghĩa là khi người search gõ một truy vấn tìm kiếm, Google sẽ trả về các kết quả tìm kiếm dưới dạng quảng cáo hiển thị đúng hoặc gần đúng những cụm từ có liên quan đến từ khóa của quảng cáo của bạn. Bạn có thể dễ dàng thấy được quảng cáo tìm kiếm ở 4 vị trí đầu tiên của google search hoặc ở những vị trí cuối của trang google tìm kiếm.

c) Quảng cáo video

Quảng cáo video bao gồm các quảng cáo hiển thị trực tuyến có video bên trong chúng. Như thông thường, quảng cáo video đề cập đến quảng cáo xảy ra trước, trong hoặc sau một luồng video trên các nền tảng mạng xã hội như facebook hoặc youtube… hoặc trực tiếp như các quảng cáo trên TV.

Tùy từng ngân sách của khách hàng mà lựa chọn hình thức quảng cáo video phù hợp và đúng đối tượng khách hàng tiềm năng để mang lại hiệu quả kinh doanh.

d) Quảng cáo mua sắm

Quảng cáo mua sắm hay còn gọi là google shopping. Đây là hình thức quảng cáo thể hiện sản phẩm của doanh nghiệp với hình ảnh, tên, giá cả cụ thể. Thông qua từng từ khóa tìm kiếm của khách hàng, quảng cáo mua sắm cho phép người mua tìm thấy thông tin sản phẩm của bạn trên Google một cách nhanh chóng dễ dàng.

3. Công ty tư vấn doanh nghiệp Tân Thành Thịnh

Hơn 19 năm trong ngành tư vấn thành lập doanh nghiệp và cung cấp dịch vụ kế toán uy tín và chuyên n ghiệp tại TPHCM. Tân Thành Thịnh sở hữu đội ngũ nhân sự với nhiều kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn cao, nhạy bén và xử lý mọi vấn đề một cách nhanh chóng, đảm bảo mang lại sự hài lòng cho bạn. 

Tân Thành Thịnh sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp từ việc soạn thảo hồ sơ đến hoàn thành những thủ tục sau khi đã cấp giấy chứng nhập doanh nghiệp để đảm bảo giúp doanh nghiệp đi vào hoạt động nhanh chóng. 

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc thành lập công ty? Bạn cần hỗ trợ tư vấn soạn thảo hồ sơ và đăng ký thành lập doanh nghiệp thì liên hệ ngay chúng tôi để được hỗ trợ. Đến với chúng tôi, bạn hoàn toàn an tâm khi sử dụng dịch vụ thành lập công ty bởi:

  • Hồ sơ chính xác.
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng.
  • Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ tư vấn chi tiết các thông tin quan trọng, cần thiết khi thành lập doanh nghiệp như: đặt tên công ty không trùng lặp, địa chỉ đặt trụ sở chính, người đại diện pháp luật, ngành nghề đăng ký kinh doanh, hướng dẫn kê khai mức vốn điều lệ phù hợp nhất với doanh nghiệp….. theo đúng quy định pháp luật.
  • Tân Thành Thịnh hỗ trợ các thủ tục sau khi thành lập công ty.
  • Đồng hành cùng doanh nghiệp xử lý những vấn đề phát sinh.

Nếu bạn đang tìm kiếm một công ty dịch vụ tư vấn thành lập công ty uy tín, chuyên nghiệp và đảm bảo được chấp  thuận hồ sơ 100% tại Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư thì liên hệ ngay Tân Thành Thịnh nhé. 

>> Các bạn xem thêm thành lập công ty không cần vốn

Mọi thông tin chi tiết liên hệ:

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN