Trang chủ

Luật doanh nghiệp

Luật kế toán

Tư vấn doanh nghiệp

Tư vấn thuế kế toán

Tra cứu MST

Kinh doanh

Thư viện online

Liên hệ

Sự khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần

5.0/5 (1 votes)
- 7

Bạn đang tìm hiểu về 2 loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần? Bạn đang không biết lựa chọn mô hình doanh nghiệp nào? Tại bài viết này Tân Thành Thịnh sẽ giúp bạn phân biệt được sự khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần để có sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu nhé.

Sự khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần

1. So sánh doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần

Công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân là 2 mô hình doanh nghiệp hoàn toàn khác nhau về cả những đặc điểm và hình thức hoạt động. Sau đây là các đặc điểm khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần.


1.1 Về tư cách pháp lý doanh nghiệp

Cả 2 loại hình doanh nghiệp này đều được pháp luật cấp phép hoạt động và bảo vệ. Tuy nhiên về tư cách pháp lý thì hoàn toàn khác nhau.

  • Doanh nghiệp tư nhân: không có tư cách pháp nhân.
  • Công ty cổ phần: có đầy đủ tư cách pháp nhân từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

1.2 Về cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

Đối với cơ cấu tổ chức doanh nghiệp:

  • Doanh nghiệp tư nhân: một cá nhân làm chủ sở hữu và tự chịu trách nhiệm hoàn toàn bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Công ty cổ phần: Do các cổ đông làm chủ sở hữu và số lượng thành viên ít nhất từ 3 người trở lên, không hạn chế số lượng. Các thành viên có thể là cổ đông, có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

1.3 Về trách nhiệm pháp luật của doanh nghiệp

Đối với trách nhiệm pháp luật thì cũng hoàn toàn khác nhau:

  • Doanh nghiệp tư nhân: chủ doanh nghiệp chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm.
  • Công ty cổ phần: chịu trách nhiệm hữu hạn trên tổng số vốn góp vào của từng thành viên.

1.5 Quan hệ sở hữu quyết định quan hệ quản lý

  • Doanh nghiệp tư nhân: Chủ sở hữu là người có toàn quyền quyết định trong tổ chức cũng như quá trình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân. Và chủ Doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp tư nhân.
  • Công ty cổ phần: Các cổ đông đều có quyền biểu quyết thông qua đại hội cổ đông.

1.6 Về cách thức và khả năng huy động vốn

Công ty cổ phần có lợi thế hơn so với doanh nghiệp tư nhân trong khả năng huy động vốn, cụ thể:

  • Doanh nghiệp tư nhân: không được quyền phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào đồng thời không có quyền mua cổ phần hay góp vốn trong các loại hình doanh nghiệp còn lại.
  • Công ty cổ phần: được phát hành các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu… để huy động vốn. Có khả năng huy động vốn linh hoạt bằng nhiều cách khác nhau.

1.7 Về quyền sở hữu và chuyển nhượng tài sản

Công ty cổ phần có lợi thế hơn so với doanh nghiệp tư nhân trong khả năng huy động vốn, cụ thể:

  • Doanh nghiệp tư nhân: có quyền bán doanh nghiệp nhưng vẫn có trách nhiệm với các khoản nợ của doanh nghiệp trừ khi có thỏa thuận khác với người mua.

Công ty cổ phần: được tự do chuyển nhượng, trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

>> Các bạn xem thêm so sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh

2. Các quy định về doanh nghiệp tư nhân khi thành lập

Sau đây là những câu hỏi mà hầu như mỗi cá nhân khi thành lập doanh nghiệp tư nhân đều gặp phải. Công ty tư vấn doanh nghiệp Tân Thành Thịnh tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc này để có sự chuẩn bị tốt nhất khi có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tư nhân nhé.


2.1 Thuế môn bài của doanh nghiệp tư nhân là bao nhiêu?

Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp phổ biến nên thuế môn bài cần phải nộp phụ thuộc vào vốn điều lệ đăng ký trên giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đây là các mức thuế môn bài doanh nghiệp tư nhân cần đóng là:

  • Doanh nghiệp tư nhân có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 03 triệu đồng/năm
  • Doanh nghiệp tư nhân có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 02 triệu đồng/năm
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 01 triệu đồng/năm 

2.2 Doanh nghiệp tư nhân có được vay vốn ngân hàng được không?

Doanh nghiệp tư nhân không được vay vốn ngân hàng bởi vì theo quy định tại Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng thì khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng phải là pháp nhân, cá nhân.

Các đối tượng gồm:

  • Các doanh nghiệp có pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
  • Các cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài.

Vì thế nếu doanh nghiệp tư nhân muốn vay vốn ngân hàng thì có 2 giải pháp:

  • Chuyển đổi loại hình hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân.
  • Chủ doanh nghiệp tư đứng tên theo hình thức cá nhân.

Tuy nhiên việc chủ doanh nghiệp tư nhân phải đứng tên và chịu trách nhiệm trả nợ với tư cách cá nhân sẽ khiến chi phí vốn có thể tăng lên rất nhiều. Vì thế giải pháp phù hợp nhất là nên chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty tnhh, công ty cổ phần hoặc công ty hợp doanh.

2.3 Doanh nghiệp tư nhân phải nộp những loại thuế nào?

Khi thành lập và hoạt động phát triển thì mỗi doanh nghiệp đều phải có nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của nhà nước. Sau đây là 4 loại thuế mà doanh nghiệp tư nhân cần phải đóng:

a) Thuế môn bài

Căn cứ vào vốn điều lệ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp mà mức đóng thuế môn bài của mỗi doanh nghiệp tư nhân sẽ khác nhau. Mức đóng thuế môn bài của doanh nghiệp tư nhân là bao nhiêu mời bạn xem lại mục 2.1 của bài viết này.

Lệ phí môn bài sẽ nộp từng năm một và được nộp ngay từ thời điểm thành lập doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp thành lập từ ngày 01/01 đến 30/06 của năm dương lịch thì phải nộp đủ 100% lệ phí môn bài theo quy định. Ngược lại đối với doanh nghiệp thành lập từ ngày 01/07 đến 31/12 của năm dương lịch thì mức nộp lệ phí môn bài sẽ chỉ là 50%.

b) Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng là một trong những loại thuế bắt buộc phải nộp. Do đó, thuế thu nhập doanh nghiệp tư nhập được tính như sau: 

>> Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) ) x Thuế suất thuế TNDN

Trong đó:

  • Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế - Các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
  • Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Thu nhập chịu thuế khác

Thu nhập được miễn thuế: bao gồm 11 loại thu nhập theo quy định tại Điều 4 Luật thuế TNDN.

>> Mức thuế suất

  • Mức thuế suất 20%: áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.
  • Mức thuế suất từ 32% – 50%: áp dụng cho những doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam.
  • Mức thuế suất 50%: áp dụng đối với các doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm. Ví dụ như: bạch kim, vàng, bạc, thiếc,…

c) Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng được tính theo 2 phương pháp: Phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. 

  • Phương pháp khấu từ: Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
  • Phương pháp trực tiếp: Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT của hàng hóa đó

Thuế suất GTGT đối với các doanh nghiệp sẽ dược áp dụng tùy từng loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp đó. Có ba mức thuế suất là 0% – 5% – 10%.

d) Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế áp dụng cho những cá nhân đang lao động tại doanh nghiệp tư nhân thuộc trường hợp phải nộp thuế. Doanh nghiệp trực tiếp thanh toán tiền lương cho nhân viên thì phải tính khấu trừ thuế TNCN của họ trước khi chi trả và phần tiền đó tiến hành kê khai, nộp thuế TNCN theo quy định.

2.4 Quy định về biển hiệu doanh nghiệp tư nhân

Để được hợp thức hóa các thủ tục đăng ký doanh nghiệp và đi vào hoạt động kinh doanh thì việc treo biển hiệu doanh nghiệp là điều bắt buộc. Tuy nhiên bạn cần phải lưu ý những quy định sau đây để không bị xử phạt vì vi phạm những quy định từ cơ quan chức năng. 

a) Các nội dung cần có trên biển hiệu công ty

Theo điều 34 Luật Quảng cáo năm 2012 về Biển hiệu của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh thì biển hiệu của doanh nghiệp tư nhân phải có đầy đủ những nội dung sau:

  • Tên doanh nghiệp theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Địa chỉ, điện thoại.
  • Logo của doanh nghiệp đã đăng ký khi thành lập doanh nghiệp. Diện tích logo của DN không quá 20% diện tích biển hiệu

b) Quy định về ngôn ngữ và kích thước của biển hiệu công ty

  • Đối với biển hiệu ngang: Thì chiều cao tối đa là hai mét (2m), chiều dài không được vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà.
  • Đối với biển hiệu dọc: Thì chiều ngang tối đa là một mét (1m), chiều cao tối đa là bốn mét (4m) nhưng không được vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu/ bảng hiệu của DN.
  • Đối với ngôn ngữ trên biển hiệu thì phải viết bằng tên tiếng việt đầy đủ. Trong trường hợp doanh nghiệp muốn thể hiện tên viết tắt; tên giao dịch quốc tế, tên, chữ nước ngoài thì phải ghi ở phía dưới và có kích thước nhỏ hơn tên chữ Việt Nam.

c) Vị trí đặt biển hiệu doanh nghiệp

Biển hiệu của doanh nghiệp tư nhân nên đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân. Nên đặt biển hiệu ngang và mỗi trụ sở chỉ được đặt một biển hiệu duy nhất.

Trên đây là những thông tin bài viết về doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần, hi vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích và giá trị cho bạn. 

Nếu bạn còn thắc mắc gì những vấn đề trên hay đang tìm kiếm một đơn vị thành lập doanh nghiệp tín vui lòng liên hệ trực tiếp Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ nhanh nhất nhé. Với kinh nghiệm hơn 17 năm trong lĩnh vực kế toán, thuế doanh nghiệp, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

3. Công ty tư vấn doanh nghiệp Tân Thành Thịnh

Công ty Tân Thành Thành là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty tại TPHCM với đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp. Các thủ tục hồ sơ đầy đủ, chính xác và nhanh chóng, giúp doanh nghiệp nhanh chóng ổn định và phát triển tốt.


Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn và đăng ký thành lập công ty, Tân Thành Thịnh đã trở thành địa chỉ tin cây được nhiều khách hàng “chọn mặt gửi vàng” để đồng hành trong việc xử lý hồ sơ chứng từ khi thành lập và vận hành doanh nghiệp.

3.1 Quy trình thành lập công ty tại Tân Thành Thịnh

Đến với Tân Thành Thịnh, quý khách hàng hoàn toàn an tâm bởi quy trình làm việc chuyên nghiệp, rõ ràng, giúp doanh nghiệp nhanh chóng đi vào ổn định kinh doanh và phát triển. Quy trình đăng ký thành lập công ty tại Tân Thành Thịnh như sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu đăng ký thành lập công ty
  • Bước 2: Tư vấn khách hàng các vấn đề liên quan đến hồ sơ, pháp lý. Đặc biệt và tư vấn vốn điều lệ, đặt tên công ty…
  • Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ và soạn thảo văn bản liên quan.
  • Bước 4: Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh
  • Bước 5: Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp.
  • Bước 6: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bàn giao cho khách hàng.
  • Bước 7: Tư vấn và hoàn tất cả thủ tục liên quan sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của doanh nghiệp như các vấn đề về kê khai thuế, hóa đơn, hồ sơ, sổ sách….
  • Bước 8: Đồng hành cùng hộ kinh doanh xử lý những vấn đề phát sinh sau khi hoạt động (nếu có yêu cầu)

3.2 Cam kết dịch vụ

  • Cam kết không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ.
  • Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
  • Thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng.
  • Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
  • Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành.
  • Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.

Trên đây là những thông tin về bài viết thành lập công ty, hi vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu bạn còn thắc mắc gì về vấn đề này hoặc đang tìm kiếm một đơn vị dịch vụ thành lập công ty thì đừng ngần ngại liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

Với nhiều năm kinh nghiệm thực tế trong việc đồng hành hơn 20.000 doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Tân Thành Thịnh luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. 

>> Các bạn xem thêm quy định về thành lập công ty cổ phần

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

BÀI VIẾT LIÊN QUAN